Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có một sự gắn kết cơ hữu khá chặt chẽ, trong đó khối lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khá đông và đóng góp rất lớn cho cộng đồng và nền kinh tế đất nước.
Trong một nền kinh tế thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận không thể thiếu. Nhóm doanh nghiệp với qui mô vừa và nhỏ có nhiều đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp, có vai trò và tác động lớn trong nền kinh tế. Theo báo cáo công bố 8/2014, tại châu Âu có hơn 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Còn báo cáo đầu năm 2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ thì nhóm doanh nghiệp này cũng chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất năm 2017 Việt Nam có trên 500.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.
>>> Xem thêm: phần mềm quản lý sản xuất
Thứ hai, đại đa số vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ là quy mô nhỏ và vốn ít, điều này gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như tại Việt Nam. Điều này chính là việc cản trở tới triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng.

Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp nhỏ trong ngành với nhau. Quá trình hội nhập thế giới, tham gia vào thị trường toàn cầu thì các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự
Thứ tư, với điều kiện nguồn vốn nhỏ hẹp, những ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng đa số được các doanh nghiệp đầu tư hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.

Các phương thức bứt phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên
Do có qui mô nhỏ nên việc thay đổi môi trường và sự linh động của doanh nghiệp cũng tương đối dễ. Việc áp dụng các khoa học công nghệ và quản lý sản xuất hay kinh doanh đều dễ dàng. Việc tiếp cận các công nghệ mới: phần mềm erp, phần mềm quản lý nhân sự,phần mềm quản lý sản xuất,… là tương đối dễ. Chưa kể có nhiều hệ thống thương mại lớn như ebay, amazone,… giúp đưa hàng hóa của các doanh nghiệp này tới với thế giới.
Điểm mấu chốt là sự thay đổi và chủ động tìm kiếm cơ hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ hội mở ra thì cũng có nhiều thách thức dẫn tới. Kiện toàn bộ máy, áp dụng khoa học kỹ thuật mới chính là chìa khóa của sự thành công đối với doanh nghiêp.