Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương thường gặp ở đầu gối do các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Để dây chằng đầu gối được hồi phục tốt nhất, ngoài các biện pháp xử lý tại chỗ thì việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giãn dây chằng đầu gối cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.



Nhận biết chứng giãn dây chằng đầu gối

Đầu gối là vùng khớp quan trọng tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Trong quá trình sinh hoạt, vùng đầu gối có thể bị chấn thương bởi nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, chơi thể thao, té ngã. Một trong những tổn thương đầu gối thường gặp nhất chính là giãn dây chằng đầu gối, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

>>>Xem thêm Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng: https://tapvatlytrilieutainha.com/ta...huat-day-chang

Khi bị giãn dây chằng đầu gối, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khớp gối, đau nhiều ở vùng đầu gối, đi lại và cử động khớp gối khó khăn. Sau một thời gian khoảng 2 tuần cho đến 4 tuần, các cơ ở phía trước đầu gối có thể bị teo lại, nếu cơ khỏe và săn chắc thì sẽ không bị lỏng khớ gối. Tuy nhiên, nếu các cơ này yếu thì khớp gối người bệnh sẽ bị lỏng lẻo, mâm chày không được giữ cố định nên có thể bị bán trật ra ngoài gây đau nhức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khớp gối bị hư hại dần do sụn khớp bị thoái hóa sớm và ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối.

Bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối hiệu quả

Để chẩn đoán chính xác giãn dây chằng đầu gối, bệnh nhân cần thực hiện một số thủ tục kiểm tra như chụp X-quang và cộng hưởng từ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng mà bệnh nhân gặp phải. Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết như dùng gel lạnh, salonpas hay chườm đá để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần nghỉ ngơi từ 1-2 tháng để dây chằng được phục hồi. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước sau đây:

Bài tập số 1: Tập cơ bắp chân

Cơ bắp chân có vai trò dịch chuyển phần xương dây chằng ra trước để giúp giúp 2 khớp gối vững chãi. Vì vậy, tập cơ bắp chân sẽ giúp khớp bớt lỏng lẻo và chắc chắn hơn. Lúc đầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập cơ bắp chân nhưng không tì phần trọng lượng cơ thể lên bắp chân. Đến giai đoạn ổn định, bệnh nhân có chuyển biến tốt thì mới tì toàn bộ trọng lượng cơ thể lên cơ bắp chân để tăng cường bắp cơ vùng này.

Bài tập số 2: Tập duỗi gối

Bệnh nhân kê một chiếc chăn cuộn dưới vùng bắp chân và đùi của bên bị giãn dây chằng đầu gối sao cho chân nhấc khỏi mặt giường. Sau đó, bệnh nhân dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống mặt giường sao cho phần gối được duỗi thẳng, giữ trong vài giây rồi thả lỏng. Tiếp tục lặp lại bài tập này nhiều lần.

Bài tập số 3: Tập cơ tứ đầu

Bệnh nhân duỗi 2 chân thẳng rồi kê dưới gót chân một chiếc chăn mỏng đã được cuộn lại. Thực hiện động tác gồng căng cơ tứ đầu gối để giữ gối cho vững rồi từ từ nhấc chân lên khỏi mặt giường tầm 20-30 cm. Thực hiện bài tập này lặp đi lặp lại khoảng 8-10 lần mỗi ngày cho đến khi chân được duỗi thẳng hoàn toàn, giúp hạn chế tình trạng teo cơ đầu gối.

Bài tập số 4: Tập căng gối

Bệnh nhân nằm trên giường, đặt 2 chân dựa vào tường và tạo với lưng 1 góc 90 độ. Sau đó, co bàn chân bên gối bị giãn dây chằng cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lên thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây rồi trược bàn chân về lại vị trí cũ. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại 2-4 lần. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đổi thành tư thế ngồi cạnh giường và gập gối 90 độ đều được.

Bài tập số 5: Tập cơ phía sau đùi

Từ tuần điều trị thứ 5 trở đi, bệnh nhân được cho tập cơ phía sau đùi. Đầu tiên, bệnh nhân vẫn nằm duỗi thẳng chân trên giường. Sau đó, ấn gót chân xuống mặt giường và đồng thời gồng phần cơ mặt phía sau đùi một cách nhẹ nhàng, giữ tư thế này trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng. Thực hiện bài tập này 8-12 lần mỗi ngày.

Bài tập số 6: Tập nhón 2 chân

Thời gian đầu, bệnh nhân được hướng dẫn tập đi lại nhàng với nạng hỗ trợ. Sau khi người bệnh đi lại được dễ dàng thì có thể tập bài phục hồi cuối để việc đi lại linh hoạt hơn. Bệnh nhân đứng thẳng người, 1 tay tựa váo ghế , nhón 2 chân lên để nâng phần thân trên lên. Giữ tư thế này trong khoảng 6-10 giây rồi trở về tư thế cũ. Lặp lại bài tập 8-10 lần.

Khi dây chằng khớp gối đã được phục hồi trở lại, người bệnh cần chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh tối đa các va chạm ở đầu gối để hạn chế tổn thương khớp gối trở lại. Đồng thời, chú ý các vấn đề dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày để khớp gối khỏe mạnh và chắc chắn.